Blog

Cách trồng hoa lan phi điệp tím dành cho người mới

Nắm rõ cách trồng hoa lan phi điệp tím sẽ là bước đệm cho những bạn chơi lan muốn tiến tới trồng lan var, lan đột biến 5 cánh trắng. Nhìn chung thì dòng lan này không yêu cầu quá cầu kỳ trong việc trồng và nhân giống. Chúng gần như phát triển tốt ở mọi miền nên có số lượng người chơi rất đông. Với lan phi điệp tím, việc của bạn chơi lan chỉ là chuẩn bị cây giống cũng như các vật tư cần thiết để tiến hành trồng mới.

1. Cách trồng hoa lan phi điệp tím

Cách trồng hoa lan phi điệp tím

1.1. Thời điểm trồng lan phi điệp tím tốt nhất

Thời điểm bắt đầu trồng lan phi điệp tím tốt nhất hàng năm là vào khoảng từ cuối đông cho đến đầu xuân. Đây là thời điểm lan thắt ngọn và chuẩn bị ra mầm gốc, nên việc trồng và chăm sóc sẽ dễ hơn. Có thể lựa chọn cây lan phát triển bằng keiki hoặc lựa chọn thân tách ra từ mầm gốc. Dù chọn cách nào thì cách trồng lan phi điệp cũng giống như nhau.

1.2. Lựa chọn cây giống

Phi điệp tím có giá thành gần như là rẻ nhất, chỉ từ khoảng vài chục nghìn đồng. Chúng ta nên bắt đầu bằng loại này, vừa dễ trồng, dễ chăm sóc mà có chết cũng không quá tiếc. Thậm chí nếu lên các hội nhóm chơi lan có thể xin được mắt ngủ về trồng.

1.3. Chuẩn bị giá thể

Giá thể là vấn đề quan trọng đầu tiên khi tìm hiểu cách trồng lan phi điệp tím. Có thể tham khảo các loại giá thể phổ biến như xơ dừa, vỏ thông, than củi, sỏi viên, đá trân châu, dớn… Trong cách trồng lan phi điệp tím, giá thể vỏ thông được nhiều người sử dụng nhất. Chúng có chất nhựa để ngăn không cho nấm mốc phát triển. Các bạn chơi lan có thể sử dụng vỏ thông băm nhỏ, đặt mua trên mạng với giá từ 20 nghìn cho tới 100 nghìn đồng/kg tùy mặt hàng.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Kỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp trong chậu

Để tăng cường hiệu quả của giá thể, các bạn chơi lan có thể kết hợp sử dụng với các loại lưới giữ giá thể. Chúng đảm bảo độ ổn định của giá thể, giúp tăng cường khả năng thoát nước, thông thoáng khí cho cây lan.

1.4. Chuẩn bị chậu trồng

Với chậu trồng lan thì bạn chơi lan nên tham khảo các loại chậu đất nung hoặc chậu gỗ. Với chậu đất nung rẻ tiền, dễ mua dễ dùng nhưng có thể gây nặng dàn nếu như trồng nhiều. Chậu gỗ thì trọng lượng nhẹ hơn nhưng giá thành đắt hơn và có thể bị hư hỏng theo thời gian, tùy thuộc loại gỗ.

1.5. Trồng lan phi điệp vào chậu

  • Sắp xếp giá thể vào chậu và cách 1cm tới miệng chậu. Kết hợp với lưới giữ giá thể nếu có.
  • Đặt cây lan phi điệp vào giá thể này. Nếu là keiki thì cần có bộ phận cố định chúng giúp chúng nảy mầm lên. Nếu là mầm gốc thì cần giá thể mềm (xơ dừa, dớn…) để cố định và giúp rễ đâm sâu phát triển.
  • Cố định bằng các loại dây chuyên dụng để không làm xước gãy lan. Không nên dùng sắt, thép, kim loại dễ làm gây hư hỏng cây lan.
  • Sau khoảng từ 5-7 ngày mới bắt đầu tưới nước để cây lan hòa nhập với giá thể mới.

2. Chăm sóc lan phi điệp sau khi trồng

Chăm sóc lan phi điệp sau khi trồng

Dưới đây là những kinh nghiệm hoặc chú ý trong cách trồng lan phi điệp tím. Các bạn chơi lan có thể tham khảo để giúp chậu lan của mình phát triển tốt nhất.

2.1. Nhiệt độ và ánh sáng

Nhiệt độ và ánh sáng là 2 yếu tố quan trọng giúp cho lan phi điệp tím phát triển. Nhiệt độ lý tưởng là từ 28 độ cho tới 32 độ. Ánh sáng cần đảm bảo khoảng từ 60-70%, thay vì trực tiếp để chúng dưới ánh nắng mặt trời. Các bạn chơi lan có thể sử dụng các loại lưới che nắng để giảm bớt liều lượng ánh sáng chiếu xuống cây lan.

2.2. Thông gió

Cần đặt chậu lan phi điệp tím ở nơi thông thoáng gió, khoảng từ 60-70% là tốt nhất, để hạn chế việc ứ đọng nước trên thân và lá lan phi điệp.

2.3. Tưới nước

Không cần tưới nước ngay sau khi trồng. Chúng ta có thể kết hợp Atonik và B1 hoặc dễ dàng nhất là sử dụng chế phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1 tưới bình thường sau khoảng 6-7 ngày sau khi trồng. Khi đó cây lan đã quen với môi trường giá thể mới và có thể bắt đầu sinh trưởng và phát triển.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Các Loại Lan Đột Biến - Những Mảnh Hoa Quý Hiếm Của Sự Mê Hoặc

Cần nắm rõ thời điểm sinh trưởng và phát triển của lan phi điệp tím để có chế độ tưới nước phù hợp. Nói chung mùa hè là mùa cây lan sinh trưởng rất mạnh, cần tưới nước để kích thích cây phát triển tốt, đua ngọn, to lá; tuy nhiên không được tưới quá nhiều gây ngập úng, thối nhũn. Đến đầu mùa đông, khi cây thắt ngọn, dừng phát triển thì giảm tưới nước để kích lan ra hoa. Sau khi cây ra những chồi và nụ đầu tiên thì có thể tưới nước tương đối trở lại.

2.4. Bón phân

Nguyên tắc chung là bón ít, nồng độ thấp nhưng bón thường xuyên thì tốt hơn bón nhanh, bón nồng độ mạnh nhưng thưa thớt. Có thể sử dụng các loại phân bón dạng viên nén dinh dưỡng. Chúng tan chậm, từ từ cung cấp dinh dưỡng với nồng độ nhẹ cho cây lan.

Như đã nêu ở mục trên, tùy vào thời điểm sinh trưởng và phát triển của lan phi điệp tím, có thể có chế độ bón phân kích thích phù hợp, tùy theo nhu cầu của bạn chơi lan. Mùa hè là mùa cây phát triển mạnh, có thể kích thích phân bón vào mùa này, vào mùa ra hoa nên dừng sử dụng phân bón để kích hoa, hoặc sử dụng các chế phẩm kích keiki để nhân keiki.

2.5 Chống nấm bệnh và côn trùng

Chú ý tới các loại nấm hoặc mầm bệnh, côn trùng có thể tấn công. Sên trần là một trong những loại gặm nhấm mầm non rất ác chiến. Hãy sử dụng các loại chế phẩm sát khuẩn, trị nấm hoặc diệt côn trùng để phun phòng và trị bệnh cho cây lan, tùy vào tình hình thực tế.

2. Cách chăm sóc hoa lan phi điệp tím

Chăm sóc hoa lan phi điệp tím đòi hỏi sự cẩn thận và kiên nhẫn. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc hoa lan phi điệp tím để giúp cây phát triển khỏe mạnh và nở rộ:

2.1. Ánh sáng

Hoa lan phi điệp tím cần ánh sáng mặt trời đủ để phát triển. Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng tương đối mạnh, nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào giờ trưa hè. Bạn cũng có thể sử dụng màn che ánh sáng hoặc tấm màng lọc để giảm thiểu tác động của ánh nắng mạnh.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Hoa Hoàng Lan Vàng - Hoàng Lan và ý nghĩa tuyệt vời mà nó mang lại

2.2. Nhiệt độ

Lan phi điệp tím thích hợp với nhiệt độ khoảng 21-27°C trong mùa hè và khoảng 10-15°C trong mùa đông. Tránh đặt cây ở nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

2.3. Tưới nước

Tưới nước đều đặn nhưng đừng làm ẩm quá mức đất. Hãy đảm bảo rằng chậu có lỗ thoát nước để tránh ngập úng đất. Tưới nước khi đất trong chậu cảm thấy khô ở phần trên. Tránh để nước dư thừa đọng lại ở đáy chậu, vì điều này có thể gây mục nát rễ.

2.4. Độ ẩm

Lan phi điệp tím cần độ ẩm tương đối cao. Bạn có thể đặt chậu cây lên khay có nước hoặc sử dụng máy phun sương để duy trì độ ẩm trong không gian xung quanh cây.

2.5. Phân bón

Sử dụng phân lan để bón cho cây mỗi 2-4 tuần trong mùa cây phát triển, từ mùa xuân đến mùa thu. Trong giai đoạn nở hoa, hạn chế việc bón phân để tập trung tài nguyên cho việc ra hoa. Chọn phân cân đối với cây lan để đảm bảo rằng cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

2.6. Tỉa tỉnh tán cây

Loại bỏ các lá cũ và lá bị hỏng để tạo không gian cho lá mới phát triển. Điều này cũng giúp cải thiện lưu thông không khí xung quanh cây.

2.7. Kiểm tra và điều trị bệnh

Theo dõi cây thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh và sâu bệnh. Nếu phát hiện, sử dụng thuốc phun hoặc biện pháp điều trị tương ứng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Chăm sóc hoa lan phi điệp tím đòi hỏi sự quan tâm và kiên nhẫn, nhưng kết quả sẽ là vẻ đẹp tinh tế và thú vị của cây trong không gian sống của bạn.

Cách trồng hoa lan phi điệp tím như nêu trên không khó thậm chí là khá dễ. Đây gần như là một loại lan quốc dân, phổ biến bậc nhất hiện nay. Các bạn mới bắt đầu chơi lan hãy thử sức với các cách trồng lan phi điệp tím, trước khi áp dụng với các dòng lan var, lan đột biến 5ct. Nếu cần thêm sự thảo luận về cách trồng lan phi điệp tím thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé.


Chế Phẩm Hoa Lan trân trọng cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm và xem bài viết này

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *