Blog

Cách trồng hoa lan cơ bản cho người mới chơi

Hướng dẫn cách trồng hoa lan dành cho người mới tập chơi, áp dụng được cho nhiều dòng lan khác nhau từ các dòng lan phổ biến cho tới các dòng lan đặc trưng. Tuy nhiên với người mới tập chơi thì nên trồng các dòng lan phổ biến và giá rẻ trước đã nhé. Trong số đó, lan hồ điệp là loại vừa phổ biến vừa dễ trồng khi có sức sinh trưởng và phát triển tốt.

1. Cách trồng hoa lan cho người mới tập chơi

Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết qua từng công đoạn. Đi kèm là những hình ảnh rõ nét giúp người mới có thể hình dung ra cách trồng hoa lan một cách đơn giản.

1.1. Chuẩn bị lan giống

Cách trồng hoa lan cho người mới tập chơi

Với dòng lan được lựa chọn để minh họa trong bài viết về cách trồng hoa lan này là lan hồ điệp, chúng ta có thể mua cây con hoặc lựa chọn những cây đã hết hoa sau Tết. Với các cây lan con từ phòng thí nghiệm thì sức sống của chúng mãnh liệt hơn, còn những cây lan chơi sau Tết thường khá già nên cần kỹ càng hơn trong việc xử lý ban đầu.

Với cây lan con thì chúng ta không cần cầu kỳ gì nhiều khi chỉ cần loại bỏ giá thể cũ và có thể trồng mới ngay lập tức. Ngược lại với các cây lan già hơn cần chú ý tới các bộ phận thân, rễ và lá để đảm bảo sức sống tốt nhất.

  • Với thân thì nên cắt bỏ ngồng hoa hoặc các bộ phận thừa sau đó bôi keo liền sẹo vào các vết cắt để chống vi khuẩn, nấm và những tác nhân khác thâm nhập gây hư hỏng và thối nhũn.
  • Với rễ thì hãy loại bỏ những rễ già, thối, đứt gãy sau đó bôi keo liền sẹo vào các vết cắt, tương tự như trên.
  • Với lá thì loại bỏ các lá già, lá vàng hoặc lá có dấu hiệu nhiễm nấm bệnh.

1.2. Chuẩn bị giá thể

Giá thể là phần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng. Đây cũng là nơi giúp cây lan bám rễ để tạo nên sự liên kết vững chắc. Tùy theo từng dòng lan mà cần phải chọn loại giá thể phù hợp. Trong trường hợp cụ thể này với lan hồ điệp thì hãy tham khảo cách trồng hoa lan cùng những giá thể như xơ dừa, than củi hay gỗ lũa…

  • Giá thể xơ dừa thì cần ngâm trong nước vôi trong để loại bỏ tanin và các chất khác. Sau đó rửa sạch phơi khô và làm lại vài lần để giá thể đạt được trạng thái tốt nhất.
  • Giá thể than củi thì ngậm nước tốt nhưng giữ nước kém. Chúng ta cần cho chúng ngậm nước thật no trước, bằng cách ngâm vào chậu nước cho tới khi chúng chìm xuống.
Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Hoàng Thảo Đùi Gà: Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc

1.3. Chuẩn bị chậu

Chuẩn bị chậu

Chậu trồng cần được rửa sạch và sát khuẩn, loại bỏ những mầm bệnh và côn trùng trước khi trồng. Đây là công đoạn quan trọng, nếu không cẩn thận có thể làm lẫn các mầm bệnh gây ra thối nhũn, vàng lá. Việc chọn chậu trồng lan cũng khá là quan trọng khi chậu trồng có thể giúp hoa lan được đẹp hơn và có giá trị hơn.

Chậu đất nung là loại phổ biến nhất, trong bài viết về cách trồng hoa lan này chúng tôi khuyến khích các bạn mới chơi sử dụng loại chậu này. Trước khi sử dụng, chỉ cần sát khuẩn bằng cách ngâm chậu vào trong nước vôi trong, sau đó phơi khô là có thể dùng được. Ngoài ra cũng có thể tham khảo chậu gỗ nhưng phải chú ý tới độ bền cũng như giá thành tương đối cao hơn so với chậu đất nung.

1.4. Trồng hoa lan vào chậu

Công đoạn cuối trong cách trồng hoa lan là đặt cây lan vào chậu sau đó phủ giá thể và cố định cây. Vì lan hồ điệp yêu cầu độ ẩm nhỏ nên hãy đặt cây từ mức sâu 2/3 chậu để tránh ứ đọng nước gây ra thối nhũn. Tại vị trí đáy nên đặt một số miếng xốp nhỏ để tạo sự thông thoáng và thoát ẩm cho chậu một cách tối đa.

Nếu có nhiều loại giá thể xơ dừa, than vủi, gỗ lũa, dớn… thì giá thể to xếp xuống dưới và giá thể nhỏ đặt lên trên. Phủ giá thể cách miệng chậu phía dưới khoảng 1cm là phù hợp.

Tiến hành cố định cây lan bằng các dụng cụ chuyên dụng bằng nhựa. Không nên sử dụng các vật liệu sắt thép vì có thể gây ra thối nhũn khi trồng.

2. Cách trồng hoa lan – các bước chăm sóc ban đầu

Cách trồng hoa lan – các bước chăm sóc ban đầu

Sau khi đã biết và thực hiện theo cách trồng hoa lan như nêu trên thì việc chăm sóc lan sẽ quyết định chúng có sống tốt hay không và sinh trưởng phát triển ra sao. Trong đó các công đoạn tưới nước, bón phân, chống nấm khuẩn và sâu bệnh là những điều quan tâm nhất.

Sau khi trồng cây lan xong thì không nên tưới nhiều nước ngay. Thay vào đó hãy để chúng khô 2-3 ngày để làm quen với môi trường giá thể mới. Sau đó mới bắt đầu tưới nước kèm theo các chế phẩm kích rễ rồi kích keiki.

2.1 Tưới nước

Lượng nước tưới tùy theo mùa và độ ẩm tương ứng của nó. Vào mùa khô hãy tưới nước nhiều hơn và nên tưới vào các buổi sáng. Tưới buổi tối dễ gây thối lá do đọng nước.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Lan Hoàng Dương Vàng - Đẳng Cấp Hoa Lan Độc Đáo

2.2 Kích rễ và kích keiki

Người viết khuyên dùng Chế phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1 vì khả năng kích rễ tuyệt vời, đã được thử nghiệm, thẩm định và sử dụng rộng rãi bởi cộng đồng chơi lan cả nước. Cách sử dụng: pha 1ml chế phẩm với 1 lít nước sau đó phun 3-5 ngày/lần và tránh phun vào buổi trưa.

2.3 Bón phân

Với cây lan mới trồng thì việc bón phân thật sự chưa cần thiết, bởi ban đầu chưa có rễ để hấp thụ. Nên để sau 1-2 tháng, khi rễ đã thực sự mạnh khỏe thì tiến hành bón phân cũng chưa muộn. Người chơi cũng có thể sử dụng Viên nén dinh dưỡng hữu cơ BEN01, đây là sự kết hợp hơn 70 thành phần hữu cơ, vi lượng và cả vi sinh giúp bổ sung hoàn toàn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây lan. Ngoài ra, dạng viên nén rất phù hợp với cây lan vì chúng tan chậm, bổ sung từ từ và thường xuyên các chất dinh dưỡng.

2.4 Sát khuẩn – chống nấm

Để sát khuẩn cho lan và chống nấm cho lan thì người viết khuyên dùng Chế phẩm Hùng Nguyễn Nano bạc, tích hợp các phân tử nano bạc giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và nấm bệnh. Cách sử dụng: pha 1ml chế phẩm với 1 lít nước sau đó phun 7-10 ngày/lần và tránh phun vào buổi trưa.

2.5 Cách trồng hoa lan – chống côn trùng và sâu bệnh

Có thể sử dụng các loại chế phẩm tự nhiên chiết xuất từ cây neem. Chúng chứa hoạt chất azadirachtin giúp phòng chống hiệu quả các loại sâu bệnh và côn trùng gây hại.

Sau khi cây lan đã phát triển tốt, tùy từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nó và tùy vào nhu cầu của người chơi, và tùy vào dòng lan mà có thể bổ sung thêm các chế phẩm chuyên kích keiki, kích to lá, đua ngọn, kích hoa…

3. Cách chăm sóc lan hồ điệp ra hoa

Cách chăm sóc lan hồ điệp ra hoa

Chăm sóc lan hồ điệp để đạt được việc nở hoa đều đặn đòi hỏi kiên nhẫn và tinh tế. Dưới đây là một số gợi ý để giúp lan hồ điệp ra hoa:

Ánh sáng: Đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng mềm mại. Hồ điệp thích ánh sáng tự nhiên nhưng không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chọn vị trí có ánh sáng gián tiếp từ cửa sổ hoặc ánh sáng nhẹ từ đèn huỳnh quang.

Nhiệt độ: Lan hồ điệp thích môi trường mát mẻ và thoáng khí. Nhiệt độ lý tưởng cho lan hồ điệp là khoảng 20-25°C vào ban ngày và 15-20°C vào ban đêm.

Độ ẩm: Lan hồ điệp cần độ ẩm cao để phát triển tốt và ra hoa. Bạn có thể đặt chậu lan lên khay chứa nước hoặc sử dụng máy tạo ẩm để duy trì độ ẩm trong không gian.

Xem Ngay Và Luôn Bài Viết  Lan Mỹ Dung Dạ Hương - Cách Nhận Biết, Trồng Và Chăm Sóc

Tưới nước: Đảm bảo tưới nước một cách đều đặn và điều chỉnh lượng nước phù hợp. Tránh để nước đọng dưới chậu, vì điều này có thể gây hại cho rễ của cây.

Phân bón: Lan hồ điệp không cần nhiều phân bón. Trong mùa mọc hoa, bạn có thể sử dụng phân bón có chứa lượng nhỏ chất khoáng để giúp cây ra hoa tốt hơn. Tuyệt đối không sử dụng phân bón với liều lượng cao, vì nó có thể gây hại cho cây.

Chăm sóc hoa và cây con: Khi hoa đã tàn, hãy cắt chúng ra để khuyến khích cây đưa năng lượng vào việc phát triển cây con mới. Nếu cây có những gốc cây con bên dưới, bạn có thể tách chúng ra và trồng thành cây riêng biệt.

Kiểm tra và phòng bệnh: Định kỳ kiểm tra lan hồ điệp để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bệnh tật hoặc sâu bọ. Nếu thấy điều gì đó không bình thường, hãy xử lý sớm để tránh lây lan và hạn chế thiệt hại.

Chú ý rằng việc lan hồ điệp ra hoa cũng phụ thuộc vào loại lan và điều kiện môi trường. Một số loại lan có chu kỳ nở hoa dài và cần nhiều thời gian chăm sóc hơn. Cần kiên nhẫn và quan sát kỹ để hiểu rõ nhu cầu của cây và giúp lan hồ điệp phát triển tốt và nở hoa đều đặn.

4. Giá thể trồng lan phi điệp

Giá thể trồng lan phi điệp
  1. Loại lan phi điệp: Có nhiều loại lan phi điệp với đặc điểm và giá cả khác nhau, từ các loại phổ biến đến những giống hiếm.
  2. Kích thước và độ tuổi: Lan phi điệp có thể được bán dưới dạng cây con hoặc cây lớn đã trưởng thành. Kích thước và tuổi của cây sẽ ảnh hưởng đến giá cả.
  3. Tình trạng của cây: Cây lan có thể được bán trong tình trạng khỏe mạnh hoặc có thể có vết bệnh, hại. Tình trạng của cây cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả.
  4. Nguồn gốc: Lan phi điệp có thể được nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau, và giá cả cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển và nhập khẩu.
  5. Thị trường địa phương: Giá cả có thể thay đổi dựa trên sự cạnh tranh và nhu cầu trong thị trường địa phương của bạn.

Khi mua cây lan, hãy đảm bảo kiểm tra chất lượng của cây, xác minh nguồn gốc và tìm hiểu cách chăm sóc cây lan đó để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cây trong điều kiện của bạn.

Với những chia sẻ về cách trồng hoa lan như trên, Chế Phẩm Hoa Lan hy vọng các bạn chơi lan mới có thể tham khảo, xem xét và áp dụng được. Nếu có những vấn đề cần trao đổi, vui lòng để lại những bình luận bên dưới. Trân trọng cảm ơn các bạn đã quan tâm và xem bài viết này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *